Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
Menu
- 1 Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
- 2 Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
- 2.1 1. Chủ động giữ nước:
- 2.2 2. Bảo đảm lượng oxy trong nước:
- 2.3 3. Duy trì chất lượng nước và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi thức ăn:
- 2.4 4. giảm rủi ro bệnh tật
- 2.5 5. Thuận tiện cho thu hoạch Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
- 2.6 6. Dễ dàng làm vệ sinh khi Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
- 2.7 Bước 1: Công tác đất
- 2.8 Bước 2 Bảo vệ phía dưới và phía trên màng chống thấm
- 2.9 Bước 3 Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
Công ty Hạ Tầng Việt gửi tới quý khách hàng phương pháp Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản.
Là đơn vị chuyên thi công hầm biogas, hồ nuôi tôm, hồ nuôi trồng thủy sản đồng thời cũng là nhà cung cấp, nhập khẩu vật tư ngành địa kỹ thuật cầu đường các thương hiệu nổi tiếng như:
- Màng chống thấm HDPE HSE Việt Nam do Aritex sản xuất.
- Màng chống thấm HDPE SOLMAX Malaysia
- Màng chống thấm HDPE Huitex của Đài Loan
- Màng chống thấm HDPE GSE của Thái Lan
- Hạ Tầng Việt cam kết cung cấp vật tư vật liệu đúng chủng loại, chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu sử dụng an toàn và sử dụng bền bỉ
- Hạ Tầng Việt cam kết thi công bằng phương pháp khoa học tiên tiến có bảo hành chất lượng công trình
- Hạ Tầng Việt cam kết sát cánh cùng với sự thành công phát triển của khách hàng.
Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
- Màng chống thấm HDPE có thể được sử dụng khi xây dựng hồ nuôi tôm đất cát, đất chua phèn và các đất xấu khác, cải tạo ao hồ cũ (nhiễm phèn, nhiễm bẩn), bảo vệ nguồn nước, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật,…
- Màng chống thấm HDPE được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị cao.
- Các ưu điểm
Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản :
1. Chủ động giữ nước:
- Màng chống thấm sẽ không cho mất nước do quá trình thẩm thấu, rò rỉ, giảm chi phí bơm nước vào hồ
- Đảm bảo chiều sâu mực nước trong hồ theo yêu cầu, duy trì được mật độ tôm theo các mực nước thiết kế

HƯớng dẫn thi công màng HDPE hồ sinh học
2. Bảo đảm lượng oxy trong nước:
– Màng chống thấm HDPE ngăn ngừa hiện tượng lắng đọng oxy xuống lớp bùn mềm nhão dưới đáy ao, giảm lượng tiêu hao oxy do sinh vật sống trong nền đấy dưới đáy ao, giảm được thiết bị sục khí và giảm chi phí điện để tạo oxy

Hướng dẫn thi công màng hdpe hồ nuôi thủy sản
3. Duy trì chất lượng nước và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi thức ăn:
- Do lượng nước trong ao hồ ít thay đổi nên Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản dễ dàng duy trì hàm lượng oxy hòa tan, độ chua, độ mặn trong ao
- Loại trừ nước đục do xói mòn bờ hoặc do lớp bùn đất mềm dưới đáy hồ gây ra
- Nước chất lượng xấu nhứ nước nhiễm chua phèn, hữu cơ, xác động vật, vi khuẩn trong đáy ao không thể thâm nhập vào ao
- Đáy hồ cứng, sạch bảo đảm thức an không lẫn vào lớp bùn mềm dưới đáy ao nên cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi thức ăn, tăng khả năng ăn của tôm dưới đáy
- Có màng chống thấm HDPE thì chất lượng tốt và đáy hồ sạch bảo đám tôm khỏe mạnh và không bị nhiệm bẩn nên chất lượng tôm cao hơn
4. giảm rủi ro bệnh tật
- bề mặt trơn cứng của màng chống thấm dễ dàng diệt khuẩn sau khi thu hoạch, chỉ cần rửa sạch và phơi nắng từ 1-2 ngày
- Nước trong hồ được màng chống thấm HDPE cách ly triệt để với môi trường đất bên ngoài nên ngăn ngừa được sự phát triển của ký sinh trùng hay sinh vật mang mầm bệnh khác mà nó thường tích tụ trong lớp đất mềm yếu dưới đáy ao
- thường thì không cần dùng thuốc mạnh nên tôm không bị nhiễm thuốc và vì vậy chi phí chế biến thấp hơn
5. Thuận tiện cho thu hoạch Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
- Nhờ bề mặt trơn cứng của đáy và bờ ao nên công tác thu hoạch dễ dàng và không bị thất thoát do tôm lẫn trong bùn hoặc ẩn nấp trong các hang lỗ
- Thời gian thu hoạch nhanh hơn, sức khỏe và vệ sinh tốt hơn, do đó chất lượng sản phẩm khi đưa đến nhà máy chế biến bảo đảm tốt hơn
6. Dễ dàng làm vệ sinh khi Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
- Các hệ thống thoát nước tự làm sạch đáy ao có thể dễ dàng lắp đặt với màng chống thấm HDPE bằng cách mương điêu tiết
- Trong quá trình nuôi, các chất thải và cặn bã có thể được phát hiện dễ dàng và dọn sạch theo yêu cầu
- Sau khi thu hoạch, công tác vệ sinh đáy hồ và diệt khuẩn rất dễ dàng thường là bằng cách rửa nước và phơi nắng với nhân công và thời gian ít hơn nhiều so với ao đất.

Hướng dẫn thi công màng HDPE hồ nuôi tôm
Công tác thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
Bước 1: Công tác đất

Thiết kế thi công và nghiệm thu màng chống thấm HDPE
- Trên vùng đất chứa nhiều sỏi sạn, vỏ hầu hà, đá dăm hoặc những nơi chịu tác động như đá lăn, sóng gió, va chạm của vật nổi có nguy cơ làm thủng, hư hại màng chống thấm HDPE thì cần phải thiết kế lớp bảo vệ để tránh những tác động này.
- Với công trình khi nền đất tốt và không có những vật có nguy cơ gây hư hại cho màng chông thấm thì có thể không cần lớp bảo vệ phía dưới mà chỉ cần đầm chặt đất sau đó rải trực tiếp màng chống thấm HDPE lên.
- Hệ thống rãnh neo để giữ màng chống thấm
- Mái taluy theo quy định không dốc quá không thoải quá
Bước 2 Bảo vệ phía dưới và phía trên màng chống thấm

Cắng ngang màng chống thấm chỗ ao hồ
Bảo vệ phía dưới màng chống thấm:
- Bảo vệ bằng vải địa kỹ thuật
- Áp dụng khi đất không có dăm sạn, vỏ hầu hà. Vải địa kỹ thuật ngoài tác dụng bảo vệ còn có tác dụng thoát nước và thoát khí phía sau màng chống thấm HDPE.
- Bảo vệ bằng cát kết hợp vải địa kỹ thuật:
- Trường hợp nền có nhiều khe nứt, nhiều vật sắc nhọn, nền là vật liệu rỗng, xốp thì rải một lớp vải địa kỹ thuật sau đó đổ cát lên trên tạo thành lớp bảo vệ phía dưới màng chống thấm
Bảo vệ phía trên màng chống thấm:
Bảo vệ bằng lớp đất phủ trên:
- Sử dụng lớp đất phủ bảo vệ mặt trên của màng chống thấm, độ dày của lớp này phải được tính toán cho từng điều kiện cụ thể đảm bảo sự bền vững và ổn định trong quá trình khai thác, vận hành.
- Bảo vệ bằng bê tông cốt thép:
- Thiết kế thành từng ô, phía dưới trải một lớp đệm bằng vải địa kỹ thuật hoặc vải bạt dứa.
- Bảo vệ bằng các vật liệu khác: Geocell, Geoweb.
Bước 3 Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản
Phạm vi bố trí Toàn bộ lòng hồ và mái

Chi tiết rãnh tiêu ngầm
Rãnh tiêu ngầm dốc về phía giếng thu, kích thước rãnh thiết kế theo kết quả tính toán từ các tài liệu khảo sát lưu lượng nước ngầm và thuỷ lực;
Hệ thống thoát nước, thoát khí mái có thể sử dụng ống nhựa khoan lỗ cuốn vải lọc xung quanh chôn dọc mái, khoảng cách đặt ống lấy theo kết quả tính toán trên cơ sở khảo sát nước ngầm và thuỷ lực. – Phần vải trong rãnh neo không được có mối hàn, không có những hình dạng bất thường để tránh phá hủy vật liệu;
Đất đổ vào rãnh neo sau khi lắp đặt màng chống thấm phải được đầm chặt với K ≥ 0.95 (việc đổ đất phải tiến hành ngay sau khi trải màng địa kỹ thuật).
Tiếp nối màng chống thấm với các kết cấu khác:
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi thủy sản TỐT NHẤT, GIÁ THÀNH HỢP LÝ VÀ CHÍNH XÁC NHẤT
- CTY CP TM TỔNG HỢP & XÂY DỰNG HẠ TẦNG VIỆT
- VIET INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION AND GENERAL TRADING., JSC
- Trụ sở: Số 29 Đường Lương Ngọc Quyến, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
- VP Giao dịch: Số 17A, Tô Vĩnh Diện, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
- web: hatangviet.vn – hatangviet.com – Email: contact@hatangviet.vn
- Hot line: 093.2223.101 Tel/Fax:024-36687283
- Miền Bắc: 0932.223.101 – Miền Nam: 0934.602.988 – Miền Trung: (84-24) 3 6687 283