Báo giá Màng chống thấm Bentonite GCL

Màng chống thấm Bentonite GCL

Màng chống thấm Bentonite GCL có tên tiếng anh là Geosynthetic Clay Liner là dạng màng tổng hợp nhiều lớp vật liệu trong đó bột sét bentonite là thành phần quan trọng nhất dùng chống thấm bãi rác, bãi chôn lấp chất thải nguy hiểm

Màng chống thấm bentonite gcl

Màng chống thấm bentonite gcl

Màng chống thấm GCL bentonite do Hạ Tầng Việt cung cấp và thi công có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo với giá thành hợp lý.

Kính mời quý khách hàng xem báo giá chi tiết như sau:

Báo giá màng chống thấm Bentonite GCL

Màng sét tổng hợp chống thấm có cấu tạo đặc biệt và thường thiết kế theo từng dự án. Vì vậy, báo giá sản phẩm thường gắn với từng dự án với các tiêu chuẩn khác nhau. Hạ Tầng Việt trân trọng gửi đến quý khách hàng một số loại theo dự án mà chúng tôi đã cung cấp và thi công để tham khảo. Các thông tin khác vui lòng liên hệ với kinh doanh để được tư vấn rõ hơn.

TTChủng loạiSố lượng (m2)Đơn giá (VND/m2)
1Báo giá màng chống thấm Bentonite GCL ART300010.00062.000
2Báo giá màng chống thấm Bentonite GCL ART500010.000Liên hệ
3Báo giá màng chống thấm Bentonite GCL ART400010.000Gọi ngay

Báo giá cập nhật mới nhất

Báo giá thi công màng chống thấm Bentonite GCL

Việc thi công màng chống thấm Bentonite gcl khá đơn giản, thông thường các đơn vị thi công thường chủ động máy móc và nhân sự thực hiện, tuy nhiên nếu quý khách có nhu cầu cần đội thi công thực hiện thì chúng tôi có thể đáp ứng với cán bộ kỹ thuật và nhân sự lao động phổ thông

Đơn giá thi công màng chống thấm Bentoninte GCL dao động từ 10.000 m2 – 20.000/m2

Phương pháp thi công màng chống thấm Bentonite

Phương pháp thi công màng chống thấm Bentonite

Màng chống thấm Bentonite GCL là gì

Định nghĩa và khái niệm

Màng chống thấm Benotoniet GCL cấu tạo dạng màng gồm nhiều lớp có cấu tạo và tính chất, công dụng khác nhau nhưng kết hợp với nhau tạo ra các đặc tính ưu việt mà các vật liệu đơn thuần không thể có được. Các đặc tính ưu việt chính như chống thấm, tự vá chỗ thủng, kháng chọc thủng, kháng đứt cao trơ với các môi trường kiềm và axit trong tự nhiên.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm chúng ta đi vào chi tiết cấu tạo của sản phẩm và các tính chất của từng lớp vật liệu

Cấu tạo màng chống thấm bentonite GCL

Màng GCL gồm 03 lớp

Lớp phủ bề mặt bằng vải địa kỹ thuật

Phần lớn GCL sử dụng loại vải dạng không dệt có Khối lượng trên đơn vị diện tích phải bằng hoặc lớn hơn 180 g/m2 (M ≥ 180 g/m2) nhằm đảm bảo cho Bentonite không bị trồi ra ngoài trong quá trình trương nở. Một số ít sử dụng vải địa kỹ thuật dạng dệt do yêu cầu kỹ thuật của từng công trình.

Lớp giữa là Sodium Bentonite ở dạng bột.

Chất lượng của Sodium Bentonite sẽ quyết định chất lượng của màng chống thấm bởi vậy yêu cầu tối thiểu của lớp Sodium Bentonite là chỉ số trương nở phải bằng hoặc lớn hơn 24 ml/2g (SI≥24ml/2g)  và độ mất nước bằng hoặc nhỏ hơn 18 ml (FL£18ml) .

Lớp lót đáy thường là một lớp vải địa kỹ thuật dạng dệt hoặc màng chống thấm HDPE

Khối lượng trên đơn vị diện tích phải bằng hoặc lớn hơn 110 g/m2 (M ≥ 110 g/m2). Hiện nay để đáp ứng yêu cầu chống thấm cho các công trình đặc biệt người ta chế tạo loại màng chống thấm Bentonite có lớp lót đáy là màng HDPE dày ≥ 0,1 mm .

Tính liên kết giữa các lớp vật liệu

Để liên kết giữa các lớp vật liệu riêng rẽ với nhau người ta sử dụng công nghệ xuyên kim, công nghệ này giúp cho màng chống thấm Bentonite cải thiện các đặc tính quý báu sau:

Đặc tính ưu việt của màng chống thấm bentonite glc

Tăng lực ma sát với đất, điều này thật tuyệt vời trong quá trình lắp đặt.

Giữ nguyên được khoảng cách ban đầu giữa lớp phủ bề mặt và lớp lót đáy, đó là nguyên nhân làm cho lớp bột Bentonite sắp xếp đặc chắc hơn trong quá trình trương nở do vậy làm tăng đáng kể hệ số thấm của vật liệu.

Công nghệ xuyên kim còn là nhân tố làm tăng lực kháng bóc (Peel strength) giữa các lớp riêng rẽ của vật liệu.

Đặc tính kỹ thuật của màng chống thấm bentonite gcl

Độ tách nước (Fluid loss): £ 18 ml (Theo tiêu chuẩn ASTM-D5891)

Chỉ số trương nở (Swell index): ≥ 24 ml/2g (Theo tiêu chuẩn ASTM-D5890)

Hệ số thấm (Permeability coefficient): 10-9ữ10-12 m/s (Theo tiêu chuẩn ASTM-D5084)

Quy cách và bao gói

Màng chống thấm Bentonite GCL có dạng thảm có chiều dài từ 25 m đến 40 m tuỳ thuộc vào khối lượng đơn vị diện tích, chiều rộng khổ từ 5.7m Xuất xưởng ở dạng cuộn có đường kính từ 50 cm đến 60 cm, trọng lượng mỗi cuộn từ 800 kg đến 1200 kg.

Dây chuyền sản xuất màng khác phức tạp vì phải kết hợp các lớp vật liệu với nhau

Sản xuất màng chống thấm GCL bentonite

Sản xuất màng chống thấm GCL bentonite

Bao gói cuộn màng đảm bảo không để cuộn dính nước, không để hạt bentonite bị rơi ra ngoài

Kho màng chống thấm GCL

Kho màng chống thấm GCL

Cuộn màng GCL không được quá nặng nếu không quá trình thi công sẽ gặp khó khăn. Tuy vậy, do vật chất cuộn màng gồm đất sét và hai lớp vải địa nên khó tránh được cuộn màng có trọng lượng lớn phải có các phương tiện vận tải, thi công siêu trường siêu trọng mới thực hiện được

Vận chuyển màng chống thấm GCL

Vận chuyển màng chống thấm GCL

Ứng dụng màng chống thấm Bentonite GCL

Màng chống thấm Bentonite áp dụng vào các lĩnh vực sau:

+ Chống thấm cho Kênh dẫn, Đập đất, Ao, Hồ chứa nước… trong công trình Thuỷ lợi.

Chống thấm mái taluy bờ đê

Chống thấm mái taluy bờ đê

+ Sử dụng làm lớp lót chống thấm cho: Bãi chứa rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, Hồ xử lý sinh học, Khu khai thác khoáng sản, tuyển quặng, Khu chế xuất, hố chôn các hoá chất độc hại như chất độc màu da cam (Dioxin), Chất thải y tế, Khu khai thác và chế biến dầu mỏ, Bể chứa, bồn chứa, kho chứa xăng dầu, hoá chất … để bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm đất đai… trong các dự án bảo vệ môi trường.

Ứng dụng màng chống thấm GCL

Ứng dụng màng chống thấm GCL

+ Làm tường vây ngăn cách khu dân cư với các khu công nghiệp chế biến dầu mỏ, khu khai khoáng, chế xuất ….

Ứng dụng màng chống thấm sàn tầng hầm

Ứng dụng màng chống thấm sàn tầng hầm

+ Làm lớp phủ chống xói mòn cho đất, phủ bề mặt bãi chứa rác thải chống ô nhiễm không khí …

Khuyến cáo:

– Trong thành phần cấu tạo của màng chống thấm Bentonite tuy có một hoặc nhiều lớp vải địa kỹ thuật dạng dệt, song không phải tất cả đều có chức năng gia cố mà chỉ có một số ít được chế tạo đặc biệt mới có chức năng này còn phần lớn sử dụng với mục đích để chống thấm cho công trình.

– Màng chống thấm Bentonite nếu sử dụng kết hợp với các loại vật địa kỹ thuật khác như: Vải địa kỹ thuật, Lưới địa kỹ thuật, Màng địa kỹ thuật, Các vật liệu tiêu thoát nước… sẽ tăng tính hiệu quả của màng và chất lượng của công trình.

Qui trình lắp đặt, thi công màng chống thấm Bentonite

Công tác chuẩn bị mặt bằng trước khi lắp đặt

Mặt bằng trước khi rải màng chống thấm Bentonite phải bảo đảm độ nhẵn, phẳng, khô ráo và chắc chắn không còn các vật sắc nhọn như: Đá dăm, sắt vụn, cành cây, vỏ hầu hà, … có khả năng làm thủng hoặc gây hại cho lớp màng chống thấm sau này.

+ Mặt bằng rải màng chống thấm Bentonite phải thiết kế hệ thống tiêu thoát nước (nước mưa hoặc nước ngầm), công trường phải được trang bị các thiết bị: bơm, hút, ống dẫn… sẵn sàng vận hành phục vụ cho công tác thi công.

+ Các rãnh neo màng phải bảo đảm đúng qui cách kỹ thuật. Xem Hình H.2

Kích thước rãnh neo thi công màng chống thấm Bentonite

Kích thước rãnh neo thi công màng chống thấm Bentonite

Các thiết bị phục vụ thi công

  • Nguồn điện: Phục vụ cho các thiết bị chiếu sáng và máy thi công
  • Máy phát điện hoặc điện lưới.
  • Các thiết bị an toàn về điện: Cầu dao, Atomat,…
  • Thiết bị di chuyển, rải màng:
  • Xe nâng, cáp mềm.
  • Giá đỡ.
  • Thiết bị rải màng chuyên dụng.
  • Dụng cụ đo, cắt:
  • Thước đo độ dài ( thước dây, thước nhôm ), cữ lấy dấu, bút lấy dấu.
  • Các dụng cụ cắt: Dao, kéo…
  • Dụng cụ kéo, căn chỉnh, chặn giữ màng:
  • Kìm, thiết bị kẹp, kéo màng (Puller).
  • Bao tải cát.
  • Thiết bị, dụng cụ rải bột Bentonite phục vụ công tác ghép nối, sửa chữa:
  • Xe rải bột Bentonite đẩy tay.
  • Thiết bị rải bột Bentonite.
  • Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác hàn vá, sửa chữa.
  • Trang bị bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ:
  • Giầy đế mềm, kính, găng tay, quần áo bảo hộ.
  • Thang dây, bình chữa cháy, nước, cát…
  • Thuốc men và dụng cụ sơ cứu vết thương.

Công tác vận chuyển và bảo quản màng chống thấm Bentonite

Màng chống thấm Bentonite làm việc theo nguyên lý:

Lớp bột SodiumBentonite nằm giữa các lớp vải địa kỹ thuật trương nở thể tích tới 1000% khi hút nước, do phải nằm trong không gian được khống chế bởi các lớp vải địa kỹ thuật bằng phương pháp xuyên kim nên các hạt SodiumBentonite sắp xếp đặc, chắc tạo thành tấm màng có khả năng chống thấm cao.

Như vậy để bảo đảm vật liệu không bị trương nở trước khi lắp đặt cần giữ vật liệu trong môi trường có độ ẩm không vượt quá 70% trong quá trình vận chuyển và lưu kho. Điều này quả là một thử thách không nhỏ đối với nền kinh tế hiện tại và trong điều kiện khí hậu ẩm ướt của Việt Nam chúng ta.

Song có một giải pháp hữu hiệu và kinh tế là: Nhà sản xuất vừa là nhà cung cấp vật liệu vừa là người vận chuyển hàng hoá, vì không ai có thể hiểu sản phẩm sâu sắc bằng chính nhà sản xuất do vậy chúng tôi biết cách làm thế nào để bảo đảm chất lượng sản phẩm của mình trong mọi tình huống. Đó là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để giải pháp thành công mỹ mãn là sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị thi công và nhà sản xuất. Các đơn vị thi công dựa vào tiến độ thi công tại công trường và tình hình dự báo thời tiết của Nha khí tượng thuỷ văn để thiết lập tiến trình lắp đặt cụ thể, sau đó thông báo cho nhà sản xuất chính xác khối lượng, thời gian, địa điểm giao, nhận vật liệu ngay tại chân công trình. Khối lượng vật liệu này sẽ được tiến hành lắp đặt ngay mà không qua lưu kho.

Giải pháp này sẽ tiết kiệm được một khoản đầu tư kinh phí không nhỏ để mua sắm hoặc thuê, khoán các phương tiện vận chuyển và xây dựng kho tàng kèm theo các thiết bị phụ trợ, ngoài ra còn phải tiêu tốn nguồn năng lượng: điện, xăng, dầu… để vận hành các thiết bị đó trong suốt quá trình lưu trữ vật liệu.

Hướng dẫn lắp đặt, thi công màng chống thấm Bentonite GCL

Công nghệ lắp đặt rải màng

Công tác rải màng chống thấm phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

+ Trên mái dốc (Slop) hoặc mặt phẳng nghiêng rải theo chiều dọc cuộn từ đỉnh mái (top of slop) xuống chân của mái (toe of slop), nghĩa là các đường chồng mí chạy theo chiều dọc mái. Xem hình H.3

Rải màng chống thấm bentonite gcl

Rải màng chống thấm bentonite gcl

+ Nếu chống thấm cho đập đất phải rải kéo dài các tấm màng cách đường chân khay ít nhất 25 m (82.5 feets) sau đó cắt ngang dòng thấm và sâu hơn độ sâu của nó là 0,3 m. Xem Hình H.9.

+ Khoảng cách chồng mí (overlap) là 15 cm.

+ Trên mặt phẳng không qui định hướng rải và độ dài các tấm màng mà chỉ cần tính toán cách rải sao cho tổng chiều dài các đường hàn nối là nhỏ nhất, ít phải cắt màng nhất.

Quy trình lắp đặt màng chống thấm Bentonite

Quy trình lắp đặt màng chống thấm Bentonite

+ Trường hợp mái dốc có độ dài gấp nhiều lần chiều dài cuộn màng thì dọc theo chiều dài mái dốc phải thiết kế các rãnh neo. Số lượng rãnh neo tương ứng với số lượng cuộn cần sử dụng để phủ kín từ đỉnh mái xuống chân khay và độ dài phủ chồng mí theo chiều dọc (md) giữa hai cuộn nối tiếp ít nhất là 0.5 m (Xem Hình H.4), độ dài phủ chồng mí theo chiều ngang (cd) là 0.15m (Xem Hình H.5).

Cách lắp đặt màng Bentonite gồm nhiều tấm nối tiếp trên mái dốc

Cách lắp đặt màng Bentonite gồm nhiều tấm nối tiếp trên mái dốc

+ Rãnh neo sau khi lắp đặt màng chống thấm Bentonite được đổ đất và đầm chặt ít nhất phải đạt 95% trị số Proctor.

Công tác rải màng chống thấm thường được thực hiện bằng phương pháp thủ công kết hợp với cơ giới.

Khi rải bằng thủ công các cuộn màng được chuyên chở và mở ra thành từng tấm gần vị trí lắp đặt sau đó công nhân sử dụng các dụng cầm tay di chuyển các tấm màng vào vị trí  lắp đặt. Rải màng bằng phương pháp thủ công tốn nhiều nhân lực mà năng suất lại thấp.

Nếu rải màng bằng các thiết bị chuyên dụng, năng suất có thể đạt tới 10.000 m2/ ngày.

 Khi không có thiết bị rải chuyên dụng, người ta dùng một ống thép dài khoảng  6 m xuyên qua lõi cuộn màng, sau đó lắp hai ổ quay vào hai đầu ống, các ổ quay này nằm trong cơ cấu nâng dưới dạng gối đỡ hoặc dây cáp, sau đó dùng các loại máy thi công như xe ủi, xe xúc, cần cẩu… nâng các tấm màng này đưa vào vị trí lắp đặt và rải chúng ra. Phương pháp này giảm được nhiều nhân lực mà năng suất tăng gấp nhiều lần so với rải bằng thủ công.

Xe rải bột bentonite

Xe rải bột bentonite

Trong thực tế thi công, không nhất thiết  phải rải màng tuần tự từ đầu đến cuối theo cách cuốn chiếu mà có thể thực hiện bằng nhiều cách, chẳng hạn rải một tấm làm mốc từ một vị trí nào đó, sau đó rải lan ra hai bên…nhằm tăng tốc độ lắp đặt, tạo điều kiện để các thiết bị thi công các công đoạn tiếp theo như: lắp đặt đường ống tiêu thoát nước, thi công lớp vật liệu phủ bảo vệ màng…

Căn chỉnh kích thước chồng mí

Công đoạn này được tiến hành đồng thời với công đoạn rải màng, trên mỗi tấm màng nhà sản xuất đã đánh dấu sẵn vị trí chồng mí bằng các đường thẳng đậm, nét đứt, do vậy người điều khiển thiết bị rải dễ dàng đặt nối tiếp các tấm màng đúng khoảng cách chồng mí

Kích thước chồng mí

Kích thước chồng mí

Trường hợp các tấm màng không đánh dấu sẵn giới hạn chồng mí, phải có các thiết bị hoặc công cụ cầm tay như thước đo, dưỡng (loại công cụ lấy dấu cầm tay giống như compa), bút màu,… để lấy dấu chồng mí trước khi lắp đặt.

Việc kiểm tra kích thước chồng mí gắn liền với công tác chỉnh sửa kịp thời, nghĩa là cần một nhóm công nhân được trang bị các dụng cụ cầm tay để kẹp và kéo màng,…dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ chỉnh sửa đúng kích thước chồng mí sau mỗi tấm màng được rải ra, do vậy khi kết thúc công đoạn rải màng cũng là lúc hoàn tất công đoạn chỉnh sửa kích thước chồng mí.

Gắn nối màng chống thấm Bentonite

Nếu như công tác hàn nối các màng chống thấm HDPE cần phải có các thiết bị chuyên dụng và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thì ngược lại việc gắn nối các tấm màng chống thấm Bentonite rất đơn giản và nhanh chóng. Có nhiều phương pháp hàn nối chẳng hạn: Chỉ cần bóc lớp vải địa kỹ thuật phía trên của tấm màng nằm dưới  và lớp vải địa kỹ thuật phía dưới của tấm màng nằm trên (tất nhiên chỉ trong diện tích hàn) sau đó úp chúng lên nhau là xong hoặc đặt các vật liên kết trong lớp bột SodiumBentonite giữa hai tấm màng như bulong, thép uốn thành hình chữ Z…

Ghép nối 2 lớp màng chống thấm GCL

Ghép nối 2 lớp màng chống thấm GCL

Trên công trường tuỳ thuộc vào điều kiện cho phép mà lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp trên với nhau.

Trong giáo trình này chúng tôi giới thiệu phương pháp dùng bột SodiumBentonite khô để gắn nối các tấm màng chống thấm với nhau.

Trình tự tiến hành như sau:

1) Lật tấm màng nằm phía trên lên và vệ sinh diện tích gắn nối.

2) Rải đều một lớp mỏng bột khô SodiumBentonite lên diện tích gắn nối của tấm nằm phía dưới bằng xe rải đẩy tay hoặc bằng các công cụ cầm tay.

3) Úp tấm trên lại đúng như vị trí ban đầu. Kết thúc công đoạn gắn nối.

Theo qui trình thì công tác gắn nối bắt đầu tiến hành sau khi công đoạn rải màng kết thúc, nhưng trong thực tế thi công, công tác gắn nối thường tiến hành đồng thời với công đoạn rải màng, cách thực hiện như sau: Tấm màng thứ nhất được lắp đặt xong, trong thời gian các thiết bị, máy thi công… chuẩn bị để lắp đặt tấm thứ hai thì người ta tiến hành rải bột SodiumBentonite lên diện tích gắn của tấm thứ nhất, công việc phải được hoàn thiện nhanh, gọn trước khi tiến hành rải tấm thứ hai do vậy thường sử dụng xe rải đẩy tay, rải xong tấm thứ hai cũng có nghĩa là công việc gắn nối giữa tấm thứ nhất với tấm thứ hai đã kết thúc… cứ như vậy khi công tác rải màng kết thúc thì việc hàn nối cũng hoàn thiện.

Để bảo đảm chất lượng mối hàn đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công tác rải màng và việc rải bột SodiumBentonite lên diện tích hàn, nghĩa là trong thời gian thi công khống chế, lớp bột SodiumBentonite rải trên diện tích hàn phải bảo đảm độ phủ kín và độ đồng đều, đồng thời trong quá trình rải chồng tấm màng tiếp theo không được làm ảnh hưởng xấu đến lớp bột SodiumBentonite đã rải ở tấm trước như rơi vãi, dồn cục…

Sửa chữa, hàn vá:

Công tác sửa chữa, hàn vá lỗ thủng, rách được tiến hành sau khi rải và hàn kết nối các tấm màng đã kết thúc. Điều quan trọng là không được bỏ sót bất kỳ lỗ thủng, vết rách nào, đồng thời phải phát hiện và đánh dấu những vị trí xung yếu cần phải gia cố sau đó tiến hành hàn vá, sửa chữa. Việc hàn vá, sửa chữa tuy đơn giản: Chỉ cần rải kín một lớp bột SodiumBentonite mỏng lên diện tích hàn sau đó úp miếng vá lên là xong, nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc được hướng dẫn trên Hình H.6

Hướng dẫn cách sửa chữa, hàn vá

Hướng dẫn cách sửa chữa, hàn vá

Hướng dẫn lắp đặt màng Bentonite chống thấm cho móng, tường, trụ ….

Chống thấm cột bằng màng chống thấm bentonite

Chống thấm cột bằng màng chống thấm bentonite

Màng Bentonite không chỉ chống thấm cho hồ, ao, đê, đập,…mà còn chống thấm cho móng, tường, trụ,…hoặc ngay trên một công trình đã bao gồm tất cả các hạng mục kể trên, ví dụ các hồ chứa thường kèm theo trạm bơm, cột điện, giàn công tác… do vậy ngoài việc chống thấm cho hồ còn phải chống thấm cho móng, tường của trạm bơm,… cột, trụ của giàn công tác. …Khi đó màng Bentonite được lắp đặt theo chỉ dẫn trên Hình H.7

Hướng dẫn lắp đặt màng bentonite chống thấm cho tường móng trụ

Hướng dẫn lắp đặt màng bentonite chống thấm cho tường móng trụ

Thi công lớp phủ bảo vệ màng

Màng chống thấm Bentonite sau khi đã lắp đặt hoàn thiện cần phải thi công lớp phủ bảo vệ bề mặt nhằm hạn chế sự phá huỷ của thiên tai như: Bão, lũ, sóng, gió, đá lở, cây đổ… và sự xâm hại của gia súc, vật nuôi như:  trâu, bò, dê, cừu….

Tuỳ thuộc vào đặc thù của từng loại công trình mà thiết kế lớp phủ bảo vệ cho phù hợp và giảm được kinh phí đầu tư.

Thiết kế lớp phủ bảo vệ màng chống thấm Betonite

Cũng giống như HDPE, màng chống thấm Bentonite sau khi lắp đặt xong cần có lớp phủ bảo vệ bề mặt nhằm giữ cho lớp màng nguyên vẹn dưới tác động của thiên tai và môi trường xung quanh trong quá trình vận hành công trình.

Phủ lớp bảo vệ cho màng chống thấm gcl

Phủ lớp bảo vệ cho màng chống thấm gcl

Tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng công trình mà thiết kế lớp phủ bảo vệ màng sao cho vừa hiệu quả lại vừa kinh tế.

Có thể tham khảo cách thiết kế lớp phủ bảo vệ màng Bentonite chống thấm cho một số dạng công trình dưới đây.

Đối với kênh tưới, kênh tiêu, bãi chứa rác thải, hồ chứa nước thải, hồ xử lý sinh học. Hồ, ao nuôi trồng thuỷ sản, nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng ,…

Đặc điểm chung của các công trình nói trên là màng Bentonite ít bị tác động của thiên tai và sự phá hủy của dòng chảy, sóng gió … trong quá trình vận hành công trình, do vậy lớp phủ bảo vệ màng thiết kế rất đơn giản: Chỉ cần một lớp đất đầm chặt dày 60 cm là đủ. Xem Hình H.8

Lớp phủ bảo vệ màng GCLs chống thấm cho kênh dẫn, hồ chứa,...

Lớp phủ bảo vệ màng GCLs chống thấm cho kênh dẫn, hồ chứa,…

Trong điều kiện cho phép thì thay thế lớp đất này bằng lớp bêtông mác 200# dày từ 8 cm đến 10 cm đổ trực tiếp hoặc dưới dạng tấm lát có kích thước hợp lý. Nếu sử dụng phương pháp đổ Bêtông trực tiếp, phải phân thành những ô nhỏ có kích thước hợp lý nhằm tránh hiện nứt tự do của Bêtông trong quá trình lún của công trình khi gia tải.

Đối với thân đê đập

Do đê, đập thường xuyên chịu sự tác động mạnh của thiên tai và sự xói mòn của sóng, gió, … nhất là khi bão lũ hoặc sóng thần….vì vậy cần dựa vào các tài liệu về sức sóng, gió… của Tổng cục Thuỷ văn và công tác  khảo sát thực tế để thiết kế lớp phủ bảo vệ màng chống thấm sao cho vừa đảm bảo sự an toàn, chắc chắn lại vừa kinh tế. Để đạt các yêu cầu này trong thành phần lớp phủ bảo vệ được thiết kế ngoài các vật liệu truyền thống: Cát, đá, sỏi… còn có thêm một số dạng vật liệu mới như: Vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật, gabion…

Có thể tham khảo lớp phủ bảo vệ màng Bentonite chống xói cho đập ấm Chùa thuộc tỉnh Khánh Hoà. Lớp phủ này gồm có: Trên bề mặt màng chống thấm Bentonite được phủ một lớp đất đầm chặt dày 300 mm, sau đó rải một lớp vải địa kỹ thuật chịu lực, cuối cùng là lớp đá hộc dày 600 mm. Đường kính đá: Từ 100 mm đến 300 mm.  Xem Hình H.10

Lắp đặt màng Bentonite chống thấm cho đập

Lắp đặt màng Bentonite chống thấm cho đập

Lớp phủ bảo vệ màng Bentonite chống xói mòn cho đập

Lớp phủ bảo vệ màng Bentonite chống xói mòn cho đập

Một số hình ảnh thi công màng chống thấm bentonite GCL

Xử lý đường ống

Xử lý đường ống

Rải màng chống thấm Bentonite gcl bằng cẩu

Rải màng chống thấm Bentonite gcl bằng cẩu

Rải bột bentonite

Rải bột bentonite

HÌnh ảnh thi công màng chống thấm bentonite gcl

HÌnh ảnh thi công màng chống thấm bentonite gcl

Mua màng chống thấm bentonite gcl ở đâu

Quý khách có nhu cầu đặt mua màng chống thấm Bentonite GCL tại Hà Nội vui lòng liên hệ nhân viên kinh doanh hoặc tới trực tiếp tại cửa hàng văn phòng số 17 A Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Ms Hương: 0932 223 101
  • Ms Thương: 0934 666 201

Quý khách có nhu cầu đặt mua màng chống thấm bentonite GCL tại Tp. Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ

  • Ms Linh Nha: 0902 999 803
  • Ms Hồng: 0902 880 700

ĐC: 132 đường D1, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM