Phương pháp thi công

Phương pháp thi công

Phương pháp thi công các vật tư vật liệu, công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng gồm có:

Phương pháp thi công vải địa kỹ thuật:

Theo Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9844:2013 vải địa kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. Hạ Tầng Việt gửi đến quý khách hàng phần phương pháp thi công vải địa kỹ thuật

Bảo quản vải địa kỹ thuật:

Vải địa kỹ thuật khi chuyển đến công trình phải được bao gói bằng màng PE, nilon đen và để trên palet có mái che hoặc bạt phủ ngăn ngừa các tác động tại công trường, do bức xạ tia cực tím, do các hóa chất, lửa hoặc do bất cứ điều kiện môi trường nào khác có thể làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải.

Tiến hành trải vải địa kỹ thuật

Phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác ra khỏi khu vực trải vải địa, đào đắp đến cao độ thiết kế.

Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường. Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.

Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí quy định tại Bảng 5.

Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.

Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.

Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi) sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5 %.

Nối vải

Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:

Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền

Nối may:

– Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester

– Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).

– Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.

– Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.

Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).

Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.

Bảng 5. Yêu cầu về chiều rộng chồng mí

Điều kiện đất nềnChiều rộng chồng mí tối thiểu
CBR > 2 % hoặc su > 60 kPa300 mm ÷ 400 mm
1 % ≤ CBR ≤ 2 % hoặc 30 kPa ≤ su ≤ 60 kPa600 mm ÷ 900 mm
0,5 % ≤ CBR < 1=”” %=”” hoặc=”” 15=”” kpa=”” ≤=””>u < 30=””>900 mm hoặc nối may
CBR < 0,5=”” %=”” hoặc=””>u < 15=””>phải nối may
Tất cả mối nối ở đầu cuộn vải900 mm hoặc nối may

Trình tự thi công vải địa kỹ thuật

Kiểm tra và nghiệm thu

Kiểm tra trước khi trải vải

Trước khi trải vải phải kiểm tra mặt bằng thi công, thiết bị thi công và vật liệu vải:

– Kiểm tra và nghiệm thu kích thước hình học và cao độ của nền trước khi trải vải theo hồ sơ thiết kế.

– Kiểm tra chứng chỉ chất lượng do nhà sản xuất công bố trong đó nêu rõ tên nhà sản xuất, tên sản phẩm, chủng loại, thành phần cấu tạo của sợi vải và các thông tin cần thiết liên quan đến quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.

– Thí nghiệm kiểm tra các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu của vải với số lượng không ít hơn 1 mẫu thử nghiệm cho 10.000 m2 vải. Khi thay đổi lô hàng đưa đến công trường phải thí nghiệm một mẫu quy trình lấy mẫu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 8222.

– Kiểm tra chỉ may, máy may nối, thí nghiệm kiểm tra cường độ kéo mối nối và lưu giữ mối nối mẫu để so sánh kiểm tra trong quá trình trải vải xem 4.3 và 6.1.3.

Kiểm tra trong quá trình trải vải

Trong quá trình trải vải, cần phải kiểm tra:

– Phạm vi trải vải đúng theo đồ án thiết kế.

– Chất lượng các mối nối bao gồm chiều rộng chồng mí, khoảng cách từ đường may đến mép vải, khoảng cách và sự đồng đều giữa các mũi kim so với mối nối mẫu quy định tại 6.1.3.

– Chất lượng công tác trải vải bao gồm các nếp gấp, nếp nhăn, trong trường hợp có các lỗ thủng hoặc hư hỏng trên mặt vải cần phải có giải pháp khắc phục.

Kiểm tra sau khi trải vải

– Kiểm tra công tác trải vải trước khi đắp.

– Thời gian tối đa cho phép kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ trên mặt vải quy định tại 6.1.2.

– Chiều dày tối thiểu của lớp đắp đầu tiên trên mặt vải quy định tại Bảng 4.

Trước khi nghiệm thu nhà thầu phải

Tự kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công theo các quy định tại 6.2.1 đến 6.2.3.

Chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý dự án.

Kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu

– Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.

– Kiểm tra các yếu tố hình học theo hồ sơ thiết kế.

Kết quả kiểm tra các nội dung chưa đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế, phải yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.

Nghiệm thu

Việc nghiệm thu hạng mục công trình vải địa kỹ thuật phải thực hiện theo các quy định hiện hành.

Phương pháp thi công màng chống thấm HDPE

Các cuộn màng chống thấm HDPE trước khi chuyển đến công trường phải có đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật sau:

– Bản khai ngày sản xuất;

– Các chứng chỉ xác nhận rằng: Tất cả các cuộn màng chống thấm được cung cấp chỉ bởi một nhà cung cấp;

– Bản xác nhận không sử dụng polymer tái chế trong nhựa nền;

– Các chứng chỉ kiểm soát chất lượng phát hành bởi nhà sản xuất;

– Các báo cáo thí nghiệm của nhà sản xuất;

– Các kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn (làm tài liệu so sánh với báo cáo thí nghiệm của nhà sản xuất) và các chứng chỉ xác nhận màng chống thấm đạt yêu cầu sản phẩm;

– Bản hướng dẫn vận chuyển, giao hàng, bảo quản, bốc dỡ màng chống thấm;

– Bản hướng dẫn lắp đặt màng chống thấm;

– Lưu mẫu để rà  xét.

5.1.2 Yêu cầu kỹ thuật trong công tác vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản màng chống thấm tại công trường:

– Phải sử dụng các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển màng chống thấm từ kho trữ, nơi sản xuất đến công trường nhằm tránh các hư hại do tác động cơ học và thời tiết.

Tại công trường phải sử dụng các thiết bị phù hợp để di chuyển các cuộn màng chống thấm từ nơi tập kết đến vị trí lắp đặt bảo đảm không làm hư hại mặt bằng, không làm thủng rách các cuộn màng chống thấm. Không cho phép kéo lê các cuộn màng chống thấm trên mặt đất mà phải dùng con lăn.

Các thiết bị bốc dỡ không được phép sử dụng cáp thép mà phải dùng cáp mềm dạng băng vải.

– Nơi tập kết các cuộn màng chống thấm tại công trường phải được lựa chọn kỹ lưỡng và che phủ tránh mưa, nắng, tránh xa khu vực có nguy cơ cháy nổ, kho chứa dầu, mỡ, bụi bẩn, bùn nước… và thuận tiện cho việc chuyên chở tới vị trí lắp đặt.

– Không chồng các cuộn màng chống thấm quá 3 tầng.